II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN
4 - Binh-Khí Chấn Nện
Chùy-Pháp & Trùy-Pháp
鎚 法 & 錐 法
Chùy-pháp và Trùy-pháp dạy về cách sử-dụng Dùi Trận : « Chùy » (錘) và « Trùy » (錐).
Thời cuối Nhà TÙY (SUY 581~619), đầu Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907), có dũng-tướng Lý-Nguyên-Bá 李元霸 lừng danh về Chùy-pháp với cặp « Phá Thiên Chùy 破 天 鎚 ».
Vì sự cấu-trúc hoàn-toàn dị-biệt giữa Chùy (錘) là Dùi Trận không có Mũi Nhọn và Trùy (錐) là Dùi Trận có Mũi Nhọn, nên phương-thức sử-dụng hai loại binh-khí này hoàn-toàn không giống nhau.
Môn-sinh Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam cần phải biết phân-biệt rõ-ràng giữa hai loại Dùi Trận nói trên là « Chùy » (鎚) và « Trùy » (錐).
Bài Thảo
« Song-Chùy »
(双 鎚)
Bài Thảo-pháp căn-bản về "Dùi Trận Không Có Mũi Nhọn" của Hệ-Phái Sa-Long-Cương là bài « Song-Chùy » (双 鎚) gồm có 30 Thức liên-hoàn biến-hóa.
Đây là Bài Thảo « Song-Chùy » (双 鎚) do Sư-Phó Chưởng-Môn Trương-Bá-Đương, thứ-nam của Sư-Trưởng Trương Thanh Đănglưu-truyền hậu-thế qua Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng tôi.
Môn-sinh Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam cần phải am-tường phương-thức sử-dụng Song-Phủ (双 斧) và Song-Việt (双 鉞) trước khi học « Song-Chùy » (双 鎚) và « Song-Trùy » (双 錐) Thảo-pháp.
Bài Thảo
« Song-Trùy »
(双 錐)
Sư-Trưởng Ba-Phong thao-diễn bài Thảo-pháp
« Song-Trùy » (双 錐).
Bài Thảo-pháp lừng danh về "Dùi Trận Có Mũi Nhọn" của Võ-Thuật-Cổ Truyền Bình-Định là bài Thảo « Song-Trùy » (双 錐) gồm có 32 Thức liên-hoàn biến-hóa được mật-mã-hóa qua 8 câu Thiệu viết theo thể Thơ Thất-Ngôn.
Đây là Bài Thảo « Song-Trùy » (双 錐) thuộc về Giòng Võ của cụ Khiển-Phạn & Khiển-Thi, do Sư-Trưởng Ba-Phong lưu-truyền hậu-thế qua Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng tôi.
Bài Thảo « Song-Trùy » (双 錐) này đòi hỏi Võ-Sinh phải am-tường và khắc-phục Tấn-Pháp và Bộ-Pháp Võ-Trận mới thi-triển được đúng mức hiệu-năng của Loại Binh-Khí Chấn-Nện.
Bài Thảo
« Song-Trùy »
(双 錐)
Võ-Sư TRỊNH thao-diễn bài Thảo-pháp
« Song-Trùy » (双 錐).
Bài Thảo-pháp căn-bản về "Dùi Trận Có Mũi Nhọn" của Võ Trận Tây-Sơn là bài « Song-Trùy » (双 錐) với những chiêu-thức tung-hoành trận-địa, gói gọn trong 8 câu Thiệu viết theo thể Thơ Thất-Ngôn.
Đây là bài Thảo « Song-Trùy » (双 錐) thuộc về Dòng Võ « Hương-Kiểm LÀI - Lâm-Đình-Thọ », do cố Sư-Trưởng Lâm-Ngọc-Phú lưu-truyền hậu-thế qua Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng tôi.
Bài Thảo
« Đại-Trùy »
(大 錐)
Võ-Sĩ Bernard NGUYỄN thao-diễn Đại-Trùy Thảo-pháp
« Ngũ Bá Linh-Trùy - 五 霸 靈 錐 » trên đất liền.
Võ-Sĩ Bernard NGUYỄN thao-diễn Đại-Trùy Thảo-pháp
« Ngũ Bá Linh-Trùy - 五 霸 靈 錐 » trên chiến-mã.
Bài Thảo-pháp lừng danh về « Đại Trùy » (大 錐) của Võ Trận cổ-Truyền Bình-Định là bài « Ngũ Bá Linh Trùy » (五 霸 靈 錐) được mật-mã hóa bằng 10 câu Thiệu diễn ghi những chiêu-thức liên-hoàn công-thủ biến-hóa cực-kỳ lợi-hại.
Đây là Bài Thảo « Đại Trùy » (大 錐), thuộc về Binh-Khí Cán Dài, của Dòng Võ Xả-Đàng HÀ-Hân do cố Võ-Sư TRẦN-Quang-Diễn lưu-truyền hậu-thế qua Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng tôi.
« Đại Trùy » thuộc về Dùi Trận có mũi nhọn và cán dài chống từ đất tới ngang cằm để sử-dụng bằng hai tay. Đây là môn binh-khí đặc-thù thời Trung-Cổ, rất thông-dụng dưới Triều NHà Hậu-LÊ (LÊ Trung-Hưng - 1533~1789) và đuợc sử-dụng dưới đất cũng như trên lưng ngựa.
(Còn Tiếp...)
Ban Võ-Sư TRỊNH Quang Thắng |